Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Mờ nợ xấu - Thương vụ sáp nhập hoàn tất giai đoạn 1

Không còn nỗi lo nợ xấu - Thương vụ sáp nhập hoàn tất giai đoạn 1 và đang trong tiến trình hoàn thiện hồ sơ, xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho phát hành thêm cổ phiếu.


Thông tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tung ra cuối tuần qua, thực tế không làm nhiều người chú ý, bởi mọi công việc liên quan đến thương vụ này được dư luận mặc nhiên coi là đã an bài.

Tuy vậy, đối với người trong cuộc, Văn bản 3651/NHNN-TTGSNH ngày 15/6 của NHNN là một bước tiến cần thiết, nếu không muốn nói là quan trọng, bởi đây là văn bản chính thức đầu tiên của cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận việc sáp nhập hai ngân hàng này. Trước đó, khi được hỏi về trường hợp của Habubank và SHB, lãnh đạo NHNN bày tỏ sự ủng hộ đối với giải pháp tái cơ cấu tự nguyện này, bởi nó phù hợp với định hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của NHNN, nhằm giảm bớt ngân hàng yếu kém và tăng năng lực cạnh tranh của cả hệ thống.

>> Việc sáp nhập xong giai đoạn đầu
>> Sáp nhập giúp Habubank không còn nợ xấu

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Ngân hàng nhà nước tuyên bố hạ lãi suất

Ngày 8/6, Ngân hàng Nhà nước thông báo hạ trần lãi suất huy động về 9% một năm. Một loạt lãi suất điều hành khác cũng được giảm theo. Như vậy, kể từ đầu năm, đây là lần thứ tư Ngân hàng Nhà nước tuyên bố giảm lãi suất. Sau 4 lần điều chỉnh về 13%, 12%, 11% và từ 11/6 là 9% một năm, lãi suất huy động đang gần chạm mức thấp của năm 2009 (mức 7% một năm).

Nhưng tính riêng 3 tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất tới 3 lần. Theo Financial Times, việc liên tục giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là kết quả từ những thông tin kinh tế vĩ mô tích cực gần đây của Việt Nam. Trong đó, một trong những cơ sở là lạm phát trong mấy tháng đầu năm liên tục giảm. CPI tháng 6 dự báo sẽ tăng khoảng 0,2% và cả năm lạm phát là 8%. Ngoài ra còn phải kể đến việc tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên “ổn định” từ mức “tiêu cực” do Việt Nam kiềm chế lạm phát thành công và ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngay khi tuyên bố trần lãi suất giảm thêm một điểm phần trăm - lần hạ lãi suất thứ 4 trong năm - được đưa ra, Financial Times bình luận việc tiếp tục hạ lãi suất cho thấy Việt Nam đầy tin tưởng về khả năng kiềm chế lạm phát năm 2012. "Quyết định trên cho thấy Chính phủ đang vô cùng quyết tâm giải cứu ngân hàng và các doanh nghiệp", báo này viết.
Trước đó, nhiều chuyên gia cảnh báo tiến trình giảm lãi suất đang đi quá nhanh. Ngay trước thời điểm Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố trần lãi suất về 9% một năm, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa nhìn nhận: "Nếu một nền kinh tế rơi vào trạng thái tăng trưởng tín dụng âm thì là điều vô cùng quan ngại và phải chăng Việt Nam đã giảm lãi suất quá nhanh". Đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cũng cảnh báo việc hạ lãi suất là đồng nghĩa chấp nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn và Việt Nam nên tập trung ổn định giá cả thay vì liên tục giảm lãi suất.

Tuy nhiên, tờ Financial Times lại cho rằng không nên quá lo ngại nếu lãi suất giảm. Ngoài ra, trong báo cáo được công bố vài ngày trước đây, Ngân hàng JPMorgan Chase chi nhánh Singapore tin rằng, Việt Nam sẽ khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn trong 6 tháng cuối năm bằng việc giảm thêm 2-3% lãi suất. Báo cáo của JPMorgan cho biết, khi lạm phát giảm nhanh như hiện nay, tăng trưởng tín dụng đang âm, Việt Nam giảm lãi suất là điều không đáng ngại.

Cùng quan điểm này, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 8/6, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhìn nhận việc lãi suất giảm khá nhanh so với lộ trình đầu năm là một tín hiệu tốt. "Trước chỉ đặt ra mỗi quý giảm một điểm phần trăm nhưng từ đầu năm đến nay chúng ta đã hạ lãi suất liên tục như vậy là rất tích cực", Phó Thủ tướng bình luận.

Hiện nay, trong bối cảnh nợ công châu Âu vẫn tiếp tục đe dọa, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên khắp thế giới đều cấp tập lên phương án vực dậy nền kinh tế đang có chững lại với tốc độ khủng khiếp nhất kể từ cuộc suy thoái cuối năm 2009. Hãng tin Bloomberg cho rằng Việt Nam không nằm ngoài xu thế này. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý đầu năm 2012 chỉ đạt 4%. Theo ước tính của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, tốc độ tăng trưởng cả năm chỉ khoảng 5,2%. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1999, thời điểm GDP chỉ đạt 4,8%.
Bloomberg cũng dẫn lời Edwin Gutierrez, giám đốc quỹ đầu tư tại một công ty quản lý tài sản có trụ sở ở London: "Trước triển vọng lạm phát thấp như vậy, với những gì Ngân hàng Nhà nước đã làm cho thấy không có gì phải chê trách". Edwin chính là người trực tiếp tham gia giám sát 8 tỷ USD khoản nợ tại các nền kinh tế mới nổi, trong đó có cả trái phiếu của Việt Nam. "Vấn đề ở đây là việc giảm lãi suất sẽ mang lại những ảnh hưởng gì bởi cơn bão toàn cầu vẫn đang thổi ngược chiều vào vào Việt Nam", vị này đưa thêm cảnh báo.

Trên thực tế, các nhà điều hành của Việt Nam cũng tỏ ra khá thận trọng trước mỗi quyết định giảm lãi suất hoặc nới lỏng tài khóa. Trên diễn đàn Quốc hội hôm 8/6, nhiều đại biểu đề nghị tiếp tục nới lỏng tiền tệ, thậm chí giảm lãi suất cho vay xuống 10% khi mà doanh nghiệp đang giải thể hàng loạt vì thiếu vốn. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết lãi suất huy động về mức 9% từ 11/6 là phù hợp với lạm phát dự kiến của cả năm nay (7-8%). Trong khi đó, ngân hàng chưa thể hạ lãi suất cho vay xuống thấp hơn nữa vì tình trạng nợ xấu gia tăng (đã lên đến 10% dư nợ) khiến chi phí vốn của bản thân ngân hàng cũng tăng cao.

Ông cũng nhấn mạnh các động thái hiện nay không phải là nới lỏng tiền tệ, mà là linh hoạt và thận trọng - mệnh đề luôn được Ngân hàng Nhà nước nhắc tới khi nói về việc điều hành chính sách tiền tệ.

Giờ giải lao của phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội hôm 8/6, nhiều đại biểu đã đem băn khoăn của mình chia sẻ trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng quyết định giảm lãi suất cần cân nhắc hài hòa giữa người gửi tiền và người cần vốn đầu tư.

"Sức khỏe của các doanh nghiệp hiện nay là điều rất đáng quan tâm, Chính phủ phải cân nhắc các giải pháp hỗ trợ. Nhưng nếu lãi suất vay vốn xuống 10% ngay lúc này, lãi suất huy động sẽ thấp hơn nữa, thử hỏi có còn đủ hấp dẫn để bà con gửi tiền vào ngân hàng?", Thủ tướng nói.

>> Habubank vững bước sau khi hết nợ xấu
>> Sạch nợ xấu khi Habubank sáp nhập cùng SHB